Người Đức vẫn tự sản xuất cái cục gôm, cây bút chì, chiếc xe đạp… dù giá thành rất cao, và vì họ có một phân khúc thị trường riêng. Đó là những người quen dùng đồ Đức trên khắp thế giới.
Những người Đức hoàn hảo
Ít ai biết, từ năm 1992 chỉ vài năm sau khi thống nhất hai miền Đông Tây, nước Đức là nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới, dù dân số chỉ khoảng 80 triệu người so với khoảng 300 triệu của Mỹ và hơn 1 tỷ của Trung Quốc. Tuy sau này bị soán ngôi bởi người Mỹ nhưng đến năm 2003, Đức quay lại vị trí dẫn đầu.
Thế nhưng 6 năm sau, Trung Quốc qua mặt nước Đức về xuất khẩu toàn cầu. Số liệu từ Destatis, văn phòng thống kê quốc gia của nước này cho thấy xuất khẩu năm 2009 là 876,5 tỷ euro trong khi xuất khẩu Đức giảm 18,4% xuống còn 803,2 tỷ euro, mức giảm mạnh nhất kể từ năm 1950. Nguyên do là Trung Quốc sản xuất rất nhiều sản phẩm là tài nguyên thiên nhiên và những ngành thâm dụng lao động, trong khi Đức phần lớn sản phẩm xuất khẩu là xe hơi, máy móc công nghệ và chất xám.
Vào nhà một người Đức, khó có thể phát hiện một sản phẩm nào mà không phải Made in Germany. Thậm chí bông ráy tai nước Đức cũng sản xuất, dù giá thành sản xuất là 10 USD so với 1 USD của người Trung Quốc. Khi Trung Quốc mở cửa và thành công xưởng của thế giới, nhiều nước không thấy có lợi thế nếu tự họ sản xuất nên chuyển hướng qua đặt hàng từ quốc gia đông dân nhất thế giới này.
Nhưng nước Đức thì không. Họ vẫn tự sản xuất cái cục gôm, cây bút chì, chiếc xe đạp… dù giá thành rất cao, và vì họ có một phân khúc thị trường riêng. Đó là những người quen dùng đồ Đức trên khắp thế giới. Theo chỉ số đánh giá danh tiếng của Statista năm 2017, Đức đứng vị trí đầu bảng, vượt qua cả Thụy Sĩ, Thụy Điển.
Vì sao sản phẩm của Đức được ưa chuộng đển vậy? Vì người Đức theo chủ nghĩa hoàn hảo trong công việc. Chính tổng thống Angele Merkel từng ca ngợi đức tính này của người Đức: “Bởi vì chúng ta không dễ dàng hài lòng, chúng ta thành công trong rất nhiều lĩnh vực”.
Giữa sự chao đảo của suy thoái kinh tế, nước Đức vẫn không hề hấn gì và là chỗ dựa cho phần lớn các quốc gia khác trong cộng đồng chung châu Âu.
Người Đức quan niệm trong cuộc đời con người, trong cuộc sống, có thể méo mó một chút cho thú vị nhưng trong học tập, sản xuất và kinh doanh phải áp dụng chủ nghĩa hoàn hảo.
Nền giáo dục Đức là nền giáo dục đào tạo ra những người ra trường để làm chủ, để quản lý, để “cho việc” thay vì tốt nghiệp ra trường để đi “xin việc” cho tốt. Một nền giáo dục dựa trên sự kỷ luật vô cùng nghiêm khắc.
Ở Đức giáo dục công lập được miễn phí kể cả đại học, áp dụng cho cả sinh viên nước ngoài nhưng với điều kiện phải biết tiếng Đức và có bằng tú tài. Giáo dục Đức phân cấp học sinh từ lúc tốt nghiệp tiểu học, tức ai giỏi thì bắt đầu học lớp 5 theo hướng đào tạo hàn lập, còn lại thì theo hướng thực hành. Cả hai hệ đều được xã hội tôn trọng như nhau, vì khả năng một đứa trẻ khác nhau nên cho chúng học cái gì phát huy tối đa khả năng của chúng.
Ở trường, giáo viên Đức tỉ mỉ sửa cho học sinh từng lỗi dấu chấm, dấu phẩy… để tạo thành thói quen hoàn hảo trong mọi thứ. Giáo viên Đức tuyệt đối không bao giờ xuề xoà cho qua, vì như vậy là hại cá nhân từng học sinh, hại đến xã hội sau này vì thói quen bất cẩn, cẩu thả. Họ kiên quyết bắt sinh viên làm lại, bảo vệ một luận văn đến khi nào hoàn hảo mới thôi. Nên khi ra trường, những siên viên ấy có thói quen khắt khe từng chút trong công việc, không tốn thời gian sửa sai vô ích.
Kỷ luật làm nên sức mạnh
Câu nói này hoàn toàn chính xác với người Đức. Họ chấp hành tuyệt đối các luật lệ, các quy tắc của tổ chức một khi là thành viên. Trong lớp đúng 8 giờ là thầy trò bắt đầu mở sách vở ra và học. Khi gửi con vào trường công, phụ huynh sẽ phải ký vào bảng nội quy gồm nhiều cam kết từ không được ăn cắp (quay cóp bài, đạo văn), nói dối,…
Nếu vi phạm học sinh sẽ phải ngồi suy nghĩ về hành vi của mình một ngày. Nếu tái phạp sẽ bị đuổi, các trường công lập khác cũng không muốn nhận, nếu muốn học tiếp thì học phí tại các trường tư sẽ rất đắt đỏ.
Có nhiều giả thuyết lý giải cho đặc điểm tính cách kỷ luật và tập trung của người Đức. Có người cho rằng điều này xuất phát từ nền tảng nghề thủ công lâu đời của nước này. Nước Đức bắt đầu tổ chức một số ngành nghề (ví dụ thợ mộc) rất sớm, khoảng năm 1300, tập trung kiến thức về thực hành để từ đó đạt được mức kỹ năng cao hơn. Cho đến ngày nay muốn trở thành một thợ mộc người Đức phải học tới 3 năm toàn thời gian, sau đó bạn mới được làm việc trong ngành này. Và bạn cần thêm 3 năm nữa để trở thành một thợ bậc thầy và dạy cho người học việc của mình.
Tính kỷ luật của người Đức còn được cho rằng bắt nguồn từ điều kiện khí hậu, thời gian và tôn giáo. Thường ở những nước phân chia rõ thời tiết theo từng mùa, con người có xu hướng hoạt động mang tính hệ thống, kỷ luật bởi liên quan đến yếu tố trồng trọt, mùa vụ.
Sự tập trung cao độ của người Đức còn thể hiện qua bóng đá. Năm 2014, World Cup tổ chức tại Brazil, dưới áp lực của hàng vạn khán giả chủ nhà, nhưng người Đức vẫn bình thản thi đấu và đăng quang ở ngôi cao nhất.
Khu resort tại vùng biển Camp Bahia của đội tuyển Đức
Thậm chí người Đức sang Brazil xây hẳn một khu resort riêng tại vùng biển Camp Bahia để đội tuyển luyện tập cho quen khí hậu đầu bếp, bác sĩ đến lao công đều là người Đức. Trong khu resort này có 14 biệt thự hai tầng bao gồm 64 căn hộ. Mỗi biệt thự đều có thể chứa được tới 6 cầu thủ của đội 23 người cũng như các thành viên của đội ngũ hậu vệ 39 người.
Liên đoàn bóng đá Đức cũng vận chuyển 23 tấn hành lý và thiết bị luyện tập cho thời gian đội tuyển ở Brazil, bao gồm xe đạp leo núi, bida và bàn bàn, thậm chí cả các con dao cạo. Một trung tâm truyền thông và một sân bóng đá điều chỉnh theo tiêu chuẩn Fifa, đầy đủ với một cơ sở đi kèm cho đào tạo thủ môn cũng được xây dựng trong khoảng cách đi bộ. Khu resort này sau World Cup được tặng lại cho nước chủ nhà như một món quà kỷ niệm.
Bài viết có tham khảo nội dung từ cuốn sách Trên đường băng.
Theo trithuctre